Logo ĐTGD Khai Sáng định dạng PNG

Khai Sáng Education

Phổ tự kỷ

 

Làm thế nào phát hiện sớm chứng tự kỷ?

Khi được bác sĩ cho biết là trẻ có nhiều dấu hiệu của chứng tự kỷ, gia đình tôi rất ngạc nhiên và tự hỏi: thế nào là tự kỷ? Chúng tôi khó có thể chấp nhận một trẻ khôi ngô và dễ thương như con chúng tôi lại mắc chứng này! Nhờ được các chuyên viên tâm lý giải thích và giới thiệu tài liệu, đĩa video về “ Các dấu hiệu sớm của tự kỷ”, cũng như theo học lớp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, chúng tôi hiểu hơn về chứng tự kỷ và tích cực giúp đỡ trẻ phát triển về ba phương diện sau đây:

1/ Quan hệ xã hội qua việc nhìn vào mắt của người thân, quay đầu sang hướng gọi tên trẻ,  chia sẻ niềm vui với người khác, chơi với bạn cùng trang lứa thay vì sống cô lập một mình.

2/ Phát triển giao tiếp bằng cử chỉ như tập chỉ ngón trỏ để biểu lộ yêu cầu và thể hiện điều trẻ thích, biết bắt chước cử chỉ, âm thanh và lời nói của người lớn. Chúng tôi ý thức tầm quan trọng của sự tác động qua lại giữa người nuôi và trẻ để giúp trẻ tập nói, thay vì để trẻ trước màn ảnh truyền hình suốt ngày. Trước đây, chúng tôi đã vô tình sử dụng truyền hình như một người vú nuôi để trẻ không quậy phá và ăn tốt hơn.

3/ Chúng tôi cũng dành thời gian cùng chơi với trẻ qua các trò chơi như trốn tìm, rượt bắt, xích đu tiên, ú òa để trẻ tập nhìn vào mắt chúng tôi, cũng như giúp trẻ xây tháp với các khối vuông và chơi giả bộ để phát huy tính tưởng tượng và sáng tạo của trẻ (như cho búp bê uống sữa, cho gấu ăn bánh).

pho-tu-ky

 

Làm thế nào phát hiện sớm dấu hiệu tự kỷ để trẻ có cơ may phát triển khá hơn?

   Trên đây là tâm sự của một bà mẹ có con đang được điều trị tại đơn vị Tâm lý Bệnh viện  Nhi Đồng 1. Đa số các trẻ được khám ở khoảng 3-5 tuổi vì lý do chậm nói. Tuy nhiên hiện nay, chứng tự kỷ có thể được phát hiện sớm lúc 18-24 tháng tuổi với các dấu hiệu dưới đây (Theo Wetherby 2004):

 

Tương tác xã hội

1.Không nhìn vào mắt người khác

2.Không biểu hiện nét vui vẻ, nhiệt tình

3.Không chia sẻ sự quan tâm, niềm vui với người khác

4.Không đáp ứng với gợi ý theo bối cảnh

5.Không đáp ứng với tên gọi

6.Không phối hợp với giao tiếp không lời

Giao tiếp

1.Lời nói bất thường, khó hiểu

2.Không chỉ bằng ngón tay

3.Không đưa cho người khác xem điều trẻ đang thích thú

4.  Không giao tiếp bằng phụ âm

Hành vi lặp lại

1.  Cử động lặp lại với đồ vật (ví dụ quay bánh xe ô-tô đồ chơi)

2.  Cử động của cơ thể hoặc tư thế lặp lại ( ví dụ: tự xoay tròn, đi nhón chân, quay đôi bàn tay trước mắt)

 

3.  Không chơi với đồ chơi đa dạng.

 

 

Cơ sở

  • 153 Tân Thới Nhất 5, P Tân Thới Nhất, quận 12
  • Hotline: 0908 63 7575