Logo ĐTGD Khai Sáng định dạng PNG

Khai Sáng Education

Tư Vấn

- Chỉ cần "hoãn" can thiệp 2-3 tháng thì trẻ bị thụt lùi từ 9-12 tháng. Thống kê cho thấy chỉ có 15,9% phụ huynh được hỏi là có biết và tiếp cận các tài liệu liên quan đến các rối nhiễu tâm lý ở trẻ, dẫn đến việc nhiều cha mẹ đã bỏ lỡ độ tuổi “vàng” lý tưởng nhất để tiến hành can thiệp sớm cho trẻ. Độ tuổi được can thiệp tốt nhất là từ 18-36 tháng tuổi. Cha mẹ không nên có tâm lý chờ đợi, hy vọng trẻ sẽ “không sao”, “trẻ chỉ chậm nói thôi”, “lớn lên rồi sẽ khác”. Trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý, hay các rối nhiễu khác như tự kỷ không phải là vấn đề quá nan giải hay "hết cách". Nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm thì sẽ cải thiện rất nhiều, và trẻ sẽ hoà nhập hoàn toàn bình thường. Nhưng để thành công, theo khuyến cáo của bác sĩ, cha mẹ phải là người đồng hành cùng con, không bỏ cuộc và việc can thiệp phải diễn ra liên tục không được ngắt quãng. - 1 – 3 tuổi là “giai đoạn vàng” để can thiệp sớm các vấn đề này ở trẻ, do đó ba mẹ tuyệt đối không nên chần chừ cho con đi thăm khám ngay nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường: - Chậm nói, thích chơi 1 mình, ngại giao tiếp - Không tương tác bằng mắt với người đối diện - Khó tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ - Không kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi giận hay sợ hãi… - Lặp đi lặp lại 1 hành vi bất thường như bứt tóc, sắp xếp đồ vật, lặp lại âm thanh, từ ngữ… BÁN TRÚ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TRONG NGÀY THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 8:00-8:30 - Đón trẻ 8:30-10:45 - Can thiệp cá nhân ( Ngôn ngữ- Nhận thức, Phát âm- Chỉnh âm) - Can thiệp nhóm ( 03-04 trẻ/ nhóm) - Tâm vận động- Vận Động Thô - Vận động tinh phối hợp Tay- mắt. - Hoạt động Kỹ năng cá nhân ( tự phục vụ) - Hoạt động Kỹ năng xã hội ( Chơi- Sinh hoạt) 10:45-15h00 - Phụ đạo thêm cho bé 15:00-16:00 - Lặp lại theo hoạt động sáng CAN THIỆP CÁ NHÂN Can thiệp cá nhân là gì? Theo Fey (1986) định nghĩa can thiệp cá nhân là một người can thiệp (chuyên gia lâm sàng, giáo viên) kích thích hoặc trả lời trẻ có ý thức để hỗ trợ sự phát triển trong giao tiếp được cho là có nguy cơ. Tại sao phải can thiệp cá nhân? Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, các khó khăn mà trẻ gặp phải rất đa dạng: Về giao tiếp từ không lời nói đến có lời. Về tương tác xã hội từ cách biệt, thụ động đến chủ động. Về các hành vi lặp lại, sở thích bị hạn chế từ nhẹ đến rõ rệt. Về xử lý giác quan từ kém nhạy cảm đến quá nhạy cảm. Về xử lý thông tin, phong cách học tập: các kỹ năng nhìn không gian mạnh; người học trực quan; người học chuyển động; chức năng điều hành kém; tập trung vào chi tiết. Đối với trẻ chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ cũng vậy, có trẻ chậm nói đơn thuần các mốc phát triển khác trẻ đều đạt được đúng độ tuổi chỉ gặp khó khăn ở lời nói. Có trẻ lại gặp khó khăn ở ngôn ngữ tiếp nhận, có trẻ gặp vấn đề ở ngôn ngữ diễn đạt hoặc có trẻ gặp cả hai vấn đề trên. Chính vì mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt, không trẻ nào gặp khó khăn giống trẻ nào. Nên các bé cần 1 chương trình can thiệp riêng. Hỗ trợ những khó khăn chỉ trẻ đó gặp phải để nâng mốc phát triển lên tiệm cận với tuổi thực. trẻ được chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ chẩn đoán là chậm nói ( trẻ chậm nói là 18 tháng chưa có lời nói) Trẻ được chẩn đoán là rối loạn ngôn ngữ. Trẻ được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý. Trẻ được chẩn đoán là khiếm khuyết học tập….. Làm thế nào để can thiệp cá nhân có hiệu quả? Để can thiệp cá nhân có hiệu quả, cha mẹ có thể theo được quá trình can thiệp cũng như biết chính xác con mình đã đạt được những gì sau một thời gian can thiệp tại cơ sở can thiệp thì phụ huynh càn lưu ý những vấn đề sau đây: 1. Con cần được bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán trẻ gặp những khó khăn nào?, dạng tật nào? ( bởii các khiêm khuyết khác nhau sẽ cho chúng ta phương pháp can thiệp khác nhau). Trẻ được định hướng can thiệp những gì? bao nhiêu giờ / tuần thì phù hợp? 2. Trẻ cần được các nhà chuyên môn lên kế hoạch can thiệp cá nhân cho 3 đến 6 tháng (dài hạn), và 1 đến 3 tuần ( ngắn hạn). 3. Có giáo viên chính quy, được huấn luyện can thiệp. 4. Đánh giá lại 3 tháng 1 lần để biết được mức độ tiến bộ của con, những khó khăn gặp phải. Lên kế hoach tiếp theo là hạ mục tiêu, chia nhỏ mục tiêu hay là nâng mục tiêu lên. 5. Cha mẹ cần củng cố những kiến thức, các hoạt động mà trẻ đã đạt được trong giờ cá nhân. Trao đổi thường xuyên với các chuyên viên, giáo viên về tình hình của con. 6. Vấn đề cuối cùng mà phụ huynh cần quan tâm là cơ sở can thiệp đó có giấy phép không? nơi nào cấp phép? các nhà chuyên môn ở đó là ai? Vì dù sao trung tâm, trường học mà có sự quản lý của nhà nước vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất.

model1.jpg

 

Cơ sở

  • 153 Tân Thới Nhất 5, P Tân Thới Nhất, quận 12
  • Hotline: 0908 63 7575